Danh nhân thế giới Anbe Anhxtanh xuất thân từ một gia đình gốc Do thái bị đồng hóa sinh sống tại thành phố Ulm,nước Đức. Ba của ông là Hermann Einstein làm nghề kinh doanh về điện, Mẹ của ông là bà Pauline Koch là một nội trợ nhưng rất yêu thích âm nhạc. Ông sinh năm 1879 tại một ngôi làng nhỏ có tên là Unmơ ở miền nam nước Đức và mất năm 1955 tại Princeton, nước Mỹ. Từ thuở ấu thơ, Anbe Anhxtanh không hề tỏ ra thông thái hay có mầm mống của một thiên tài khi ông còn học tiểu học và trung học tại Munich. Trái lại, Ông khá nhút nhát, dè dặt và chậm chạp khi diễn đạt ý tưởng. Ông tối dạ tới mức khiến thầy giáo phải bực bội, bạn học bắt nạt và phân biệt đối xử, còn cha mẹ thì thấp thỏm lo sợ rằng ông không có trí não bình thường. Tuy nhiên, Anbe là một cậu bé nổi tiếng là người công bằng,biết suy nghĩ đúng sai nên mọi cuộc cãi vã, tranh giành của bạn bè thời đi học thường do ông phân xử.
Như một phát biểu của danh nhân Ê-Đi-Xơn đã từng nói: " Thiên tài được hình thành nhờ 1% trí thông minh và 99% còn lại là do sự siêng năng cần cù." Và Anbe Anhxtanh chính là một minh chứng rõ ràng cho nhận định trên. Nhờ EQ cao, sự hiểu chuyện ngay từ khi còn bé cộng với tài năng của Anhxtanh đã mang lại cho ông những điều không tưởng.
Thuở ấy, Đức dấy lên chủ nghĩa bài Do thái - một sự thù địch, phân biệt và bài xích, định kiến với người Do thái ở nhiều mức độ khác nhau kể cả các biểu hiện căm ghét cá nhân đến các hành động khủng bố bạo lực. Với một thời trẻ thơ cô đơn tại Munich, Đức năm 1885. Cậu bé Anbe thuở ấy chán ghét phải đến trường vì những sự nhàm chán của trường học lý thuyết và cảnh bị bạn bè châm chọc,ông sống nội tâm và không dễ hòa hợp. Vì bối cảnh lịch sử bấy giờ cùng với những thành kiến không hay về nền giáo dục Đức đầy khuôn mẫu theo kiểu quân phiệt nhất nhất phải theo ý thầy cô mà không được trái điều, Anhxtanh không hề yêu thích học tập và thay vào đó ông cảm thấy choáng ngợp với bài vở nặng nề lý thuyết. Ví dụ như các môn nói về sự anh hùng của Bítmắc - Một nhà chính trị quân đội Đức, lên ngôi hoàng đế nước Phổ. Bítmắc đã thống nhất nước Đức với vai trò vị lãnh đạo tối cao và cầm đầu đội quân diệt chủng Do Thái. Khi Anbe được cô giáo gọi phát biểu về Bítmắc nhưng ông cảm thấy Bítmắc không được cho là một anh hùng và từ chối trả lời, Anbe cho rằng người mang lại hòa bình cho thế giới mới đích thực là anh hùng thay vì những hành động cực đoan đi chém giết và tàn sát đồng loại mà trong đó có chủng người Do Thái của ông hay các môn khác như ngôn ngữ tiếng Hy lạp hay tiếng La-tinh kiểu cũ ít tính thực dụng. Anbe dường như vô cùng bướng bỉnh đến thầy cô cũng phải khóc thét mà nói rằng: " Anhxtanh, em sau này lớn lên sẽ chẳng làm lên trò trống gì đâu".
Kỳ lạ thay, sau một lần bị thầy quở mắng và yêu cầu gặp riêng, Anbe đã được người Thầy đáng kính tặng cho một cuốn sách quý giá và cùng với việc trước đó sau nhiều lần Anbe và người chú thân yêu của cậu trò chuyện đã vô tình khơi gợi cho cậu đầy ắp những sự tò mò trong đầu về thế giới bao la ngoài kia và kết quả là Anbe đã bắt đầu ham muốn khám phá kiến thức đến nỗi cậu ôm khư khư cuốn sách bên mình không rời và đọc nó ngay cả khi ăn cơm cùng với gia đình. Điều bất ngờ đó đã làm cho bố mẹ Anbe ngã ngửa vì vui mừng rằng cuối cùng ông cũng có dấu hiệu tiến bộ.
Tư tưởng bài Do Thái đã lan rộng tới môi trường học đường khiến cho cơ hội học tập của cậu bé ương bướng cũng bị tước mất mặc dù cậu giỏi nhất lớp về môn Toán, Lý. Anbe bị xóa tên khỏi trường học Munkhen và phải nghỉ học tại đây. Sau đó, gia đình Anbe chuyển sang Thụy Sĩ tiếp tục cuộc sống và công việc để tránh sự đàn áp người Do Thái, Anbe đã bắt đầu một hành trình học tập đầy nhiệt huyết thú vị từ đây.
Nhận xét
Đăng nhận xét